Tìm kiếm trong BLOG này

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Đề-T77-ADDTCDS

ĐỀ LUYỆN TẬP
I.PHẦN ĐỌC HIỂU:
  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ  nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ  
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc!)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
                                                               (Trích Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)        
a)      Cho biết thể thơ mà tác giả đã sử dụng và biểu hiện của thể thơ đó.
b)      Phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ chính của văn bản.
c)      Nêu phương thức biểu đạt chính và  biểu hiện của phương thức đó.
d)     Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
e) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh  được sử dụng trong các câu thơ: “ Mười tám hai mươi sắc như cỏ/  Dày như cỏ/ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”  
f) Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/  Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?
II.PHẦN VIẾT ĐOẠN:Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của Anh/Chị:
Câu A.   Trả lời câu hỏi: Làm sao để tuổi hai mươi thật ý nghĩa?
Câu B.  Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước hôm nay
III. PHẦN LÀM VĂN:

Đề 1. Hãy phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?  để thấy rõ phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương từ khi về đến đồng bằng cho đến trước khi đổ ra biển trong bài kí  Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Từ đó hãy nhận xét về vẻ đẹp quê hương đất nước qua ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường .
Đề 3. So sánh vẻ đẹp sông Hương và vẻ đẹp sông Đà qua hai văn bản sau:
              Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng…
…Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả …”
    
                                              (Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường )
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…               
                                                                (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân)
Đề 4: Về hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Sông Hương mang vẻ đẹp nữ tính và rất mực đa tình. Bằng hiểu biết về tác phẩm, Anh/Chị  hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 5.   Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?  của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.
Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, Anh/Chị hãy bình luận các ý kiến trên bằng bài văn có nhan đề thể hiện được quan điểm của mình.

Đề 6.   Phân tích đoạn SH từ khi gặp thành phố Huế để thấy rõ vẻ đẹp của con người cố đô qua cảm nhận của ”cái tôi thể ký” HPNT. Đặt tên cho bài viết của mình.

3 nhận xét:

  1. HS làm bài 6 câu đọc hiểu: 10 điểm ==> 15 p
    Viết 1 đoạn NLXH theo yêu cầu A hoặc B: 10 điểm ==>15p

    Trả lờiXóa
  2. VD: 12A3-00
    I. Đọc hiểu
    a)Thể thơ mà tác giả đã sử dụng là Thơ tự do. Những câu thơ có số lượng âm tiết từ 3 đến 12 tiếng xen nhau linh hoạt.

    Trả lờiXóa
  3. 12a3-21
    a/thể thơ sử dụng trong khổ thơ trên là tự do
    thể thơ gồm nhiều câu dài ngắn khác nhau có câu ba chữ, có câu bảy, mười hai chữ. câu thơ liền mạch, giàu cảm xúc
    b/phong cách ngôn ngữ chính của văn đoạn thơ trên là nghệ thuật
    đoạn thơ thơ mang tính cá thể được viết bởi tác giả Thanh Thảo được trích trong tác phẩm "những người đi tới biển".
    đoạn thơ mang tính truyền cảm gây cảm hứng mạnh cho người đọc. tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, từ láy, điệp từ,.. cùng câu văn cảm thán" những tuổi hai mươi làm sao không tiếc".
    c/phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên là biểu cảm
    nhiều câu thơ giàu cảm xúc, truyền cảm với cách sử dụng các biện pháp tu từ; câu hoi tu từ, so sánh, bày tỏ cảm xúc của tác giả
    d/ tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ: hình ảnh cỏ trong các câu thơ" mười tám hai mươi năm... như cỏ"
    e/ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ: bằng cách so sánh hình ảnh người lính trẻ Việt Nam với hình ảnh cỏ-loài thực vật mọc từ mặt đất khi còn nhỏ chúng yếu mềm đến khi trưởng thành chúng sắc, nhọn dày với sức sống mãnh liệt cho dù bị vùi dập vẫn tiếp tục kiên cường mọc lên tô màu xanh cho đời thêm đẹp. và đó cũng chính là hình ảnh của người lính trẻ bởi những người chiến binh ấy họ còn trẻ còn non nhưng lại kiên cường không chiu khuất phục, họ kiên cường dũng cảm như "cỏ" mang hòa bình màu xanh tô điểm cho dáng hình xứ sở.
    làm câu thơ thêm hấp dẫn sinh động
    f/ nội dung câu thơ trên: những người lính trẻ với niềm tin, hi vọng đầy lạc quan với niềm tin vào chiến thắng, sự trường tồn dân tộc, họ tin rằng nếu họ tiếp tục đấu tranh thì một ngày mùa xuân sẽ về trên mảnh đất quê hương xứ sở- ngày chiến thắng của dân tộc thoát ly khỏi ách đô hộ của Mỹ.
    đây là mơ ước chính đáng quyền lợi tự do, hạnh phúc của con người. đây là quan niệm mang tính nhân văn mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả.

    Trả lờiXóa