Tìm kiếm trong BLOG này

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Đề 11 - Đọc hiểu - Trái tim hoàn hảo

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU         ĐỀ 11 – 22 – Trần Phan Bích Ngọc
Description: https://lh4.googleusercontent.com/DirlKUNbxTEOYRdfd-4JySNSw_npwDMZor3CibdeQvDbFMjVsn1lFG2xj8wEwXLRf1Vj0Fdoc1DeLHkXgyXuKniW-bS3KsVc_N-4lBXJ-nmMd5wgWg95dygo6AK2e_ct3WVk2kwzbIF3dUwCjw
ĐỀ THI THỬ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA  LẦN 1 (Tháng 01/2016)
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
______________

Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc văn bản và trả lời câu 1 đến 4:
          Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo nhất mà họ từng thấy.
Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm ; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
-  Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
          Cụ già trầm tĩnh đáp:
-  Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè...Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tim tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề nhận lại được gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
(Trích Trái tim hoàn hảo)
Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì?
Câu 3. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “vết sẹo”vàvết khuyết” trong văn bản trên.
Câu 4. Viết 1 đoạn (5-7 câu) trình bày cách hiểu về nhan đề Trái tim hoàn hảo.
          ---Hết---

GỢI Ý ĐÁP ÁN
Văn bản:
Câu 1. Những phương thức biểu đạt đã được sử dụng: Tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận (0,25 điểm).
Nếu chỉ gọi tên một phương thức: 0,0 điểm
Câu 2.  Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện: Văn bản có nhiều hình ảnh ẩn dụ (hoặc biểu tượng)vết sẹo,vết khuyết”; ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm  (đây là câu chuyện huyền thoại giàu ý nghĩa); phép điệptrái tim hoàn hảo” để nhấn mạnh chủ đề văn bản...:
Chỉ cần nêu 1 đặc điểm gắn với văn bản hoặc 2 giá trị nổi bật mà không có biểu hiện cụ thể (0,25 điểm)
Câu 3. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
+ “vết sẹo”: tượng trưng cho sự hàn gắn của tình yêu và sẻ chia...(0,25 điểm)
+ vết khuyết”: có nghĩa là “khoảng trống khi cho đi mà không được nhận lại”... (0,25 điểm)
Câu 4. Viết đoạn (5-7 câu)  về nhan đề Trái tim hoàn hảo.(0,5điểm)
+ Giới thiệu yêu cầu đề
+Giải thích nhan đề theo cách hiểu của chàng trai: nhấn mạnh vẻ đẹp hình thức
+ Giải thích nhan đề theo cách hiểu của ông cụ: nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách
+Khái quát lại cách hiểu của bản thân và liên hệ thực tiễn: trong việc bồi dưỡng cách ứng xử hài hòa giữa cho và nhận trong cuộc sống

Bài làm

Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt:
- Tự sự: Văn bản là câu chuyện kể về trái tim hoàn hảo.                                      
- Biểu cảm: Văn bản có những câu cảm than biểu đạt cảm xúc, ngôn ngữ gợi cảm.
- Miêu tả: Văn bản có những chi tiết miêu tả một trái tim hoàn hảo.
- Nghị luận: Văn bản có những lý lẽ thuyết phục về trái tim hoàn hảo.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là:
- Văn bản có sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ như “vết khuyết” và “vết sẹo”.
- Ngôn ngữ giàu sức gợi hình gợi cảm.
- Phép điệp “Trái tim hoàn hảo”.

Câu 3. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “vết sẹo”và “vết khuyết” trong văn bản:
- “Vết sẹo”: tượng trưng cho sự hàn gắn bởi tình yêu, sự cảm thông, sự sẻ chia.
- “Vết khuyết”: tượng trưng cho những khoảng trống khi cho đi mà không được nhận lại sự đền đáp.

Câu 4. Viết 1 đoạn (5-7 câu) trình bày cách hiểu về nhan đề Trái tim hoàn hảo.

        Nhan đề “Trái tim hoàn hảo” có nhiều cách hiểu khác nhau, tùy vào suy nghĩ của mỗi người trong cuộc sống. Đối với chàng trai trong câu chuyện, “trái tim hoàn hảo” là trái tim không rạn nứt, không tì vết, cho thấy chàng trai quyết định sự hoàn hảo bằng vẻ đẹp hình thức. Còn đối với cụ già, trái tim của cụ là trái tim đầy những vết cắt, vết khuyết, chắp vá, nhưng cụ vẫn gọi nó là “trái tim hoàn hảo”, chứng tỏ sự hoàn hảo được thể hiện từ bên trong tâm hồn, trong nhân cách của con người.











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét