Tìm kiếm trong BLOG này

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

16_Đề 8_Đọc hiểu văn bản

Họ và Tên: Nguyễn Thị Mai
Lớp: 12a8_ STT: 16
Điểm
Lời phê

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU                    ĐỀ 8


THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 .2014 (180 PHÚT)
Câu 1.( 2 điểm). Đọc 2 văn bản và trả lời các câu hỏi:
Văn bản a:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ 
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 
                                                                
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh…”
                                           ( Lưu Quang Vũ)
Văn bản b:
           “Văn học Việt Nam 1945-1975 quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ. Nền văn học mới cũng tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động. Có thể nói, đó là một nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân đạo mới”.
                                      (Ngữ văn 12, tập 1)

a)      Đặt tên cho văn bản a (0.5 điểm).
b)      Kể tên 2 biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong văn bản a ( 0.75 điểm).
c)      Chỉ ra 3 điểm khác biệt giữa văn bản a và b trên các phương diện: thể loại văn bản, phương thức biểu đạt, phong cách chức năng ngôn ngữ (0.75 điểm).
a)      Anh (chị) hiểu nhận định trong văn bản b như thế nào? Hãy phân tích một vài hình tượng văn học thuộc thể loại truyện ngắn để làm sáng tỏ cách hiểu của mình./.
                                       
                                                 BÀI LÀM
 CÂU 1:
a)   Tên văn bản a là: Sự giàu đẹp và phong phú của Tiếng Việt

b)   Hai biện pháp nghệ thuật là:
         @ So sánh : tác dụng giúp các hình ảnh về “Tiếng Việt” thêm sinh động, cụ thể và nổi bật giúp người đọc dễ thấy rõ được sự đa dạng phong phú giàu có,
         @ Từ láy như “ríu rít”, chênh vênh” có tác dụng nhằm giúp từ ngữ có thêm tính gợi thanh”ríu rít” sinh động như tiếng hát tha thiết, gợi hình “ chênh vênh” giúp văn bản thêm sinh động, hấp dẫn về mặt hình ảnh.
  
c)  Điểm khác nhau giữa văn bản a và b là:

Văn bản a
Văn bản b
Thể loại văn bản
Thơ
Văn xuôi
Phương thức biểu đạt
Biểu cảm: vì văn bản cho thấy rõ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của Lưu Quang Vũ về Tiếng Việt rất đa dạng phong phú khơi gợi sự đồng cảm cho người đọc.
Nghị luân: vì tác giả dung lí lẽ, dẫn chứng xác thực nhằm thuyết phục người nghe về “ Tiếng Việt”
Phong cách chức năng ngôn ngữ
Nghệ thuật: vì văn bản mang nhiều tính hình tượng”vầng trăng”,”tiếng hát”, tính truyền cảm về giọng văn, tính cá thể hóa được trích từ bài thơ của tác giả Lưu Quang Vũsách “Ngữ văn 12, tập 1” giúp văn bản thêm rõ ràng, tính gợi hình, gợi cảm tăng cao.
Khoa học; vì văn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét