Tìm kiếm trong BLOG này

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Đe 19- Một người Hà Nội

12A15_19_Nguyễn Ngọc Trúc Quỳnh

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU                    ĐỀ 19
I.                  Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi:
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Trích)
“…Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà hiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”
                  (Nguyễn Khải, SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nxb GD 2008)
Câu 1: (1.0 điểm)
Văn bản trên được viết theo phong cách chức năng ngôn ngữ nào? Nêu 02 biểu hiện của phong cách đó.
Câu 2: (1.0 điểm)
          Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?
Câu 3: (1.0 điểm)
         "Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son."
Anh/ chị có cùng suy nghĩ như vậy không? Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 10 câu lý giải về ý kiến của mình.



Bài làm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét