Tìm kiếm trong BLOG này

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

KN Đọc hiểu- Một số thao tác nghị luận

MỘT SỐ THAO TÁC NGHỊ LUẬN
I. THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH:
A. Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận phân tích:
1. Khái niệm PT:
Chia tách sự vật hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét 1 cách kỹ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện tượng , sự vật đó gọi là PT.
2. Tác dụng của PT:Làm rõ các đặc điểm về nội dung,hình thức, cấu trúc, các mối quan hệ bên trong và  các mối qhệ bên ngoài của 1 sự vật, hiện tượng, từ đó mà thấy được giá trị của chúng,
-> nhờ PT mới đánh giá đúng SV,HT.  Có rất nhiều mối quan hệ được xác định nhờ PT như: Nguyên nhân & kết quả; Chính & phụ; Xa & gần; Chung & riêng; Khái quát & cụ thể ; Lời nói & việc làm; Bên trong & bên ngòai; Hình thức & nội dung.v.v…
B. Yêu cầu và một số cách phân tích:
- Xem xét đối tượng trên nhiều bình diện khác nhau ( nội dung/ nghệ thuật; bên trong/ bên ngoaì; xa/gần, Tốt/xấu,Lợi/hại;Chủ qua/Khách quan; Biểu hiện bên ngoài/Bản chất bên trong….
-Các bước PT:
- Giới thiệu đối tượng cần phân tích
-Chia nhỏ đối tượng thành các yếu  tố, Xem xét đặc điểm, nội dung & mối quan hệ giữa các yếu tố
- Vận dụng 1 hay nhiều cách thức để phân tích nhu:Cắt nghĩa và bình giá;Chỉ ra nguyên nhân - kết quả; Phân loại đối tượng, Liên hệ, đối chiếu…
Lưu ý: PT gắn với tổng hợp, khái quát. PT kỹ càng, toàn diện từ nhiều phía là cơ cở để ĐG, kết luận.
C.Ví dụ:
Cụ Tứ còn nhen nhóm cho con  niềm tin vào tương lai  hạnh phúc. Cụ dặn dò các con “Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”. Câu thành ngữ quen thuộc thể hiện tinh thần lạc quan của người mẹ nghèo. Lời dạy của cụ Tứ như tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con có đủ nghị lực, lòng quyết tâm để vượt qua những ngày gian khó, vững tin vào cuộc sống vào tương lai tốt đẹp hơn. Quả thật đây là một người mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con.

II. THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH:
A. Khái niệm và tác dụng
1. Khái niệm so sánh:
- So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật  hoặc là các mặt trong cùng một sự vật.
- So sánh để chỉ ra những nét giống nhau ( so sánh tương đồng) hoặc chỉ ra sự khác biệt, đối chọi nhau (so sánh tương phản).
-> Từ đó mà  thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng.
2. Tác dụng:
- Nhờ so sánh ta có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác.
- So sánh sẽ làm nổi bật lên vẻ đẹp riêng độc đáo của mỗi TPVH
Từ đó đánh giá những đóng góp & phong cách riêng của TG.
B. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
1. So sánh phải dựa trên cùng 1 tiêu chí, chung 1 bình diện tránh so sánh khập khiễng.
 Các cấp độ so sánh:
 + Cấp độ 1 (nhỏ nhất): SS giữa các chi tiết, từ ngữ, h/ảnh
    VD: HT ss “cánh” cò trong thơ  XD với thơ Vương Bột..
 + Cấp độ 2                 : SS nhân vật, tác phẩm, tác giả & phong cách.
VD: So sánh  “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
-> 2 Phong cách nghệ thuật khác nhau
 + Cấp độ 3 : Để thấy được sự phát triển của c/s thì cần dựa trên cùng 1 tiêu chí , chẳng hạn về ktế, vănhóa…)
    . SS giai đoạnVH này với giai đoạn VH kia;. SS dân tộc này với dân tộc kia
    . SS thời  đại này với thời đại kia
 SS phải đi đôi với nhận xét, đánh giá thì sự SS mới sâu sắc.
Đánh giá phải dựa trên SS thì mới có cơ sở, có sức thuyết phục  
2.  Cách viết đoạn so sánh :
- Giới thiệu đối tượng cần so sánh
- Chỉ ra nét giống nhau trên các bình diện có liên quan
- Chỉ ra nét khác biệt trên các bình diện có liên quan.
- Đưa ra lới nhận xét, đánh giá, kết luận sau khi so sánh.
3. Ví dụ:
Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Hai bài văn : hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang : Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia... Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ !

III. THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ:

 A. Mục đích của thao tác LLBB:
 . Bác bỏ, phê phán ý kiến sai.
. Khẳng định ý kiến đúng, tìm ra chân lí, đ/tranh cho chân lí.
B. Yêu cầu của TT LL BB:
1. Hai bước trong TT LL BB:
- Trước hết, trích dẫn ý kiến đó 1 cách đầy đủ, khách quan, trung thực
- Kế đến, làm sáng tỏ 2 phương diện:
. Ý kiến ấy sai ở chỗ nào? (luận điểm, luận cứ hay lập luận)
. Vì sao sai? (dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích, lí giải nguyên nhân)
2. Yêu cầu chung:- Có ý kiến: mặt này đúng, mặt kia sai; trường hợp này đúng, trường hợp kia sai -> tránh bác bỏ tất cả.
- BB là cách lập luận yêu cầu phải trung thực, có mức độ và đúng quy cách. Tránh nói quá, tránh nói chưa tới, chưa đủ.
3. Cách sử dụng thao tác lập luận LLBB:
1. Bác bỏ luận điểm: vạch ra cái sai của LĐ
-. Dùng thực tế để bác bỏ (đưa ra các số liệu thống kê, các sự việc có thật tạo ra dư luận rộng rãi)
-. Dùng phép suy luận để làm cho cái sai của LĐ được bộc lộ đầy đủ
2. BB luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng .
3. BB cách lập luận: là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong lập luận của đối phương.
4. Đưa ra ý kết kết luận sau khi bác bỏ cái sai
C. Ví dụ: “Tuyên ngôn Độc lập của HCM”( Phần 1+2)
- Phần 1: HCM khẳng định những tư tưởng mà Pháp và Mỹ nêu ra là những lý lẽ “không ai có thể chối cãi”.
- Phần 2: HCM đưa ra thực tế chứng minh rắng Pháp có những việc làm đi ngược lại với những lời tuyên bố về tự do, dân chủ, bình đẳng bác ái đó trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, dân quyền , nhân quyền…
-Phần 3: HCM  khẳng định Pháp là kẻ cướp nước, phản bội đồng minh. Cho nên Pháp không có quyền lợi chính trị, kinh tế… gì ở Việt Nam. Chính dân dân Việt Nam mới là chủ nhân thực sự của đất nước Việt Nam.
-Kết luận: HCM tuyên bố VN là quốc gia độc lập, toàn thể nhân dân VN quyết tâm bảo vệ quyện lợi chính đáng đó.

IV. THAO TÁC LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
1.         Khái niệm: Dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề nào đó.
2.         Tác dụng:      
- Dùng giải thích các khái niệm, định nghĩa, cách hiểu…
- Dùng giải thích các biểu hiện cụ thể của một vấn đề
3.         Cách viết đoạn giải thích
- Giới thiệu đối tượng cần giải thích
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, (nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn) của từ ngữ, hình ảnh có liên quan rồi khái quát cách hiểu về vấn đề
- Giải thích các biểu hiện  cụ thể của đối tượng trong những trường hợp khác nhau.
4. Ví dụ:
                 Đáp ứng yêu cầu lịch sử của đất nước, văn nghệ phải thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.Văn học trước hết phải là vũ khí chiến đấu. Với ý thức đó, các thế hệ nhà văn đã xây dựng nên một nền văn học "xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay". Phản ánh và phục vụ cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, thế giới nhân vật trong văn học bao gồm đủ mọi tầng lớp nhân dân, thuộc mọi thế hệ, trên mọi miền đất nước. Nhưng tất cả đều được quan sát và thể hiện chủ yếu ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Lí tưởng độc lập, tự do, tinh thần giết giặc, thái độ đối với chủ nghĩa xã hội,... là những tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người. Các vấn đề tư tưởng, những mâu thuẫn riêng chung đều phải được phán xét theo tiêu chuẩn ấy. Những tình cảm được thể hiện cảm động nhất trong văn học giai đoạn này là tình cảm trong quan hệ cộng đồng : tình đồng bào, tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân, tình giai cấp, tình cảm đối với Tổ quốc, với Đảng, với lãnh tụ, v.v. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.Phương diện đời tư, đời thường, thế sự không phải không được nói đến, nhưng chủ yếu là để tô đậm thêm trách nhiệm công dân của nhân vật.

V. THAO TÁC LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1.         Khái niệm: Dùng lí lẽ  và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để thuyết phục và làm sáng tỏ vấn đề, Làm cho người khác tin vào ý kiến của mình; Làm cho văn bản có tính thuyết phục
2.         Cách viết đoạn chứng minh
-  Giới thiệu ý kiến cần chứng minh
- Đưa ra các dẫn chứng xác thực từ cuộc sống, những chân lý đã được thừa nhận (danh ngôn, tuyên ngôn, luật pháp, số liệu  điều tra cụ thể…)
- Phân tích các dẫn chứng vừa nên để khẳng định ý kiến vừa nêu.

3.Ví dụ
                   Văn học VN sau 1975 có những đổi mới về nội dung và nghệ thuật. Trước hết là những chuyển biến trong quan niệm về con người. Trước năm 1975, đối tượng của văn học chủ yếu là con người lịch sử, là nhân vật sử thi. Sau năm 1975, con người còn được nhìn nhận ở phương diện cá nhân và trong quan hệ đời thường. Hai phương diện này nhiều khi không thống nhất, thậm chí đối lập gay gắt (Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ….). Trước năm 1975, con người chỉ được nhấn mạnh ở tính giai cấp ; sau năm 1975, nó còn được xem xét ở tính nhân loại nữa, nhất là trong các tác phẩm viết về chiến tranh hay tôn giáo (Cha và con và... của Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, v.v.). Trước đây, nhân vật văn học chỉ được khắc hoạ ở phẩm chất tinh thần ; sau năm 1975, nó còn được thể hiện ở phương diện con người tự nhiên, ở nhu cầu bản năng nữa,... Trước năm 1975, con người chỉ được mô tả trong đời sống ý thức ; về sau, nó còn được thể hiện ở phương diện tâm linh (Thanh minh trời trong sáng của Ma Văn Kháng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,...). Những chuyển biến về tư tưởng nói trên đem đến những nguồn cảm hứng mới cho người cầm bút : cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần ; từ đó, văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp, đời thường ; nội tâm của nhân vật được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lí ngày càng mở rộng ; phương thức trần thuật trở nên phong phú hơn về giọng điệu ; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn...

VI.THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN:
A. Bình luận và tác dụng của bình luận:
1. BL là gì?
BL là bàn bạc, bày tỏ ý kiến và đánh giá về sự đúng hay sai, thật hay giả, hay hoặc dở, lợi họăc hại của các hiện tượng đời sống, các ý kiến, nhận định, các tác phẩm văn học.v.v...
2. Tác dụng : Khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật, cái lợi; phê bình cái sai, cái dở, lên án cái xấu, cái ác nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.+
B. Cách sử dụng thao tác lập luận bình luận: thực hiện các bước sau
1. Giới thiệu  ý kiến, nhận định về vấn đề đang bàn bạc: gọi tên đối tượng được bình luận, trình bày hiện tượng, trích dẫn ý kiến, giới thiệu nhân vật hoặc tác phẩm mà mình đang bình luận.
2. Phân tích đối tượng một cách cụ thể: chỉ ra cái đúng, cái tốt, cái lợi hoặc cái sai, cái xấu, cái hại
3. Nhìn nhận đối tượng 1 cách toàn vẹn, trong các mối quan hệ khác nhau -> Ý nghĩa của vấn đề.
Chú ý:
- Trong quá trình BL, cần vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, GT, CM, so sánh... để thuyết phục được người đọc.
C. Ví dụ:
Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học sau Cách mạng là hướng hẳn về nhân dân lao động, diễn tả nỗi khổ của họ dưới ách áp bức giai cấp trong xã hội cũ và phát hiện ở họ những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một đặc điểm khác của nền văn học mới là ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động. Nhiều tác phẩm (của Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Chu Văn, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Xuân Cang, Đỗ Chu, Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, v.v.) đã dựng lên được những bức tranh lao động như là biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng trên mặt trận sản xuất và xây dựng đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét