Tìm kiếm trong BLOG này

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

đề 9_đọc hiểu_ba câu hỏi

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU                    ĐỀ 9
Lê Thị Ngọc Mai
Lớp 12A8 – STT: 17

ĐIỂM
LỜI PHÊ

THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 .2015 (180 PHÚT)
           Đọc truyện “Ba câu hỏi” sau đây và thực hiện theo yêu cầu nêu ở dưới:
Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Sô-cơ-rát (Hi Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?"
– Chờ một chút – Sô-cơ-rát trả lời – Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều.
Thứ nhất : Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?
– Ồ không – người kia nói – Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...
– Được rồi – Sô-cơ-rát nói – Bây giờ điều thứ hai : Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?
– Không, mà ngược lại là...
– Thế à – Sô-cơ-rát tiếp tục, câu hỏi cuối cùng : Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ ?
– Không, cũng không hoàn toàn như vậy.
– Vậy đấy – Sô-cơ-rát quay sang người khách và nói : "...."
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
a)      Theo anh (chị), Sô-cơ-rát sẽ nói tiếp với người khách như thế nào?
b)      Nêu tên 2 phong cách chức năng ngôn ngữ đã được sử dụng trong văn bản. Phân tích đặc điểm của phong cách chức năng ngôn ngữ chính.
c)      Viết 1 đoạn văn  bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

BÀI LÀM
a)     Sô-cơ-rát sẽ nói tiếp với người khách rằng: “Nếu những điều anh sắp kể không đúng sự thật,  không tốt đẹp và cũng không có ích cho tôi và anh thì việc gì anh phải kể.”
b        b)      Phong cách chức năng ngôn ngữ đã được sử dụng:
-Sinh hoạt: đoạn trích “Ba câu hỏi” là cuộc đối thoại giữa nhà triết học Hi Lạp Sô-cơ-rát và một vị khách
-Chính luận: văn bản bộc lôc quan điểm của Sô-cơ-rát: không nên nói những điều mà mình không chắc chắc, và chỉ nói những điều cần thiết cho mình và người mình định nói-một vấn đề liên quan đến giao tiếp trong xã hội.
*Phong cách chức năng ngôn ngữ chính: sinh hoạt
       +Tính cụ thể: cuộc nói chuyện diễn ra ở một không gian, hoàn cảnh cụ thể theo hình thức đối thoại trực tiếp.
       +Tính cá thể: qua cách giao tiếp ta thấy Sô-cơ-rát là một người thông minh, đạo đức trong sáng và không tin vào những điều không đúng sự thật. Còn vị khách là một người buôn chuyện, dễ tin người.
       +Tính biểu cảm: quá lời nói của Số-cơ-rát ta thấy ông không mấy quan tâm về những thông tin không đúng sự thật mà vị khách kia định nói. Còn vị khách thì rất hứng thú với những thông tin mà mình nghe được.
    c)   Ngôn ngữ muôn hình vạn trạng, hằng ngày chúng ta nghe được rất nhiều thông tin từ bên ngoài, tuy nhiên ta cần phải chọn lọc những điều cần thiết để tiếp thu và không nên nói những điều chưa được xác minh hay không đúng sự thật, và đặc biệt là không nên nói xấu người khác. Đầu tiên chúng ta phải xác định mục đích nghe đúng đắn, tức là chỉ nghe những điều chính xác, trung thực và thật sự cần thiết với mình. Chúng ta cũng chỉ nên nói những điều mình nắm vững, có lợi cho người mình định nói. Câu chuyện "Ba câu hỏi" phê phán những người hay buôn chuyện với mục đích không trong sáng,hay nói xấu người khác, và trước những người như vậy, ta cần tỉnh táo xem xét và tự đưa ra "ba câu hỏi" như cách làm của Sô-cơ-rát. Đây là một bài học ứng xử trong cuộc sống mang ý nghĩa sâu sắc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét