Tìm kiếm trong BLOG này

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Đề 2.2A DH Tiếng Việt

Tên: Lương Hoàng Hân
STT: 08
Lớp: 12A8
ĐỀ 2.2A

Đọc đoạn trích sau và thực giện các yêu cầu:
 Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
 Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.


Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời
.

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam, 1945 - 1985,
NXB Giáo Dục, 1985. tr. 218)

Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?
Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
BÀI LÀM
Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?
Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà. Tinh tế của tiếng Việt: “vẹn tròn”, “vầng trăng cao”, “đêm cá lặn sao mờ”, “bùn”, “lụa”, “óng tre ngà”, “mềm mại như tơ”.
Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.
Biện pháp: so sánh “nói thường nghe như hát”, “như gió nước”.
Biện pháp: điệp từ “dấu”, “tiếng”.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Văn bản khẳng định vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt, đồng thời thể hiện niềm tự hào và tình yêu của tác giả đối với tiếng Việt.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét