Tìm kiếm trong BLOG này

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Đề 27 ĐH_Nếu biết trăm năm là hữu hạn




Tên: Võ Quỳnh Hương
Lớp: 12A8
STT: 11
ĐỀ 27
Đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

Bài làm 

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Họ và tên: Lê Phương Thảo
Lớp: 12a8

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu  từ Câu 1 đến Câu 4:
“Đất nước tôi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ, đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ…

Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất
Cát vàng tươi rịn ướt Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mòi xanh cứng tóc
Quả bàng vuông hình chiếc bánh chưng

Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp: “chèo”

Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép
Bốn mùa tươi – không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt
Khay rau viền xanh mướt những tâm tư”
(Trích Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển – Nguyễn Ngọc Phú, Làng biển Kim Đôi, 02/10/2011.)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 2. Ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?  (0,25 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển/ Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo”. (0,5 điểm)
Câu 4. Cảm nhận của anh/ chị về những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ về biển đảo Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ. (Trả lời khoảng 5 -7 dòng). (0,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu  từ Câu 5 đến Câu 8
Bài làm

Đề 24-TIẾNG MẸ ĐẺ


 Đọc hiểu : ( 4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 đến 4:
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản và biểu hiện.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính đã được sử dụng trong văn bản và lí giải . Câu 3. Trong văn bản trên , tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ và hiệu quả sử dụng của chúng .

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

HD SỬ DỤNG BLOG

1. ĐĂNG NHẬP
- Gõ địa chỉ   http://dochieuvb.blogspot.com  vào thanh công cụ ==> Đăng nhập ==> gõ địa chỉ gmail ==> mật khẩu gmail.

2. ĐĂNG BÀI:
- Chọn BÀI ĐĂNG MỚI --> GÕ TIÊU ĐỀ SAU CHỮ BÀI ĐĂNG ==> GÕ VĂN BẢN TRONG KHUNG ==> GÕ TỪ KHÓA TRONG NHÃN ( mỗi từ khóa cách nhau bởi dấu phẩy) ==> XUẤT BẢN

3. NHẬN XÉT

Đề 17 - Đất nước



12A15-17-Lê  Phan Thiên Phúc

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU                    ĐỀ 17

KIỂM TRA CHUNG ( 90 PHÚT)
Phần I. Đọc – hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
(Trích Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
Câu 1. (1 điểm)
Xác định nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2. (1 điểm)
Gọi tên 02 biện pháp tu từ và nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. (1 điểm)1
Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100-150 từ) cho biết suy nghĩ của em về lòng yêu nước của người Việt Nam xưa và nay.
---HẾT---

Bài làm

đề 1 - ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Đọc đon thơ sau đây và trli các câu hi tCâu 5 đến Câu 8:
... Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy,
NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.
(0,5 điểm)
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)

Đe 19- Một người Hà Nội

12A15_19_Nguyễn Ngọc Trúc Quỳnh

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU                    ĐỀ 19
I.                  Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi:
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Trích)
“…Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà hiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi chìm sâu vào lớp đất cổ. Những bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng…”
                  (Nguyễn Khải, SGK Ngữ văn 12, tập 2, Nxb GD 2008)
Câu 1: (1.0 điểm)
Văn bản trên được viết theo phong cách chức năng ngôn ngữ nào? Nêu 02 biểu hiện của phong cách đó.
Câu 2: (1.0 điểm)
          Câu nói của nhân vật Hiền: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được…” có ý nghĩa gì?
Câu 3: (1.0 điểm)
         "Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son."
Anh/ chị có cùng suy nghĩ như vậy không? Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 10 câu lý giải về ý kiến của mình.



Bài làm

Đề 20- Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Lớp 12a15_STT20_Võ Tuấn Xuân Thành
ĐỀ 20
ĐỌC HIỂU:(3 điểm) 
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
      …“ Tôi về
Thành Trung vào đầu xuân. Làng Châu Hoá đang rộ mùa rau trái, khí đất hùng hậu,
hương đất nồng nàn tưởng như nhìn là thấy được. Trong đêm khuya, chưa
thịt, sâu  thẳm như thời gian. Chính lúc ấy, tôi liên tưởng
bao giờ tôi được nghe một mùi đất thơm đến vậy, xao xuyến như da đến sông Hương với cái tên gợi cảm của
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có nhiều cách
nó; Sông Hương như hiện thân thành một cô gái thần tiên trong truyện cổ nào thuỳ mị đứng bên tôi, nghe tôi hỏi giọng bồi hồi:
bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước
trả lời cho câu hỏi ấy; trong đó, tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bên
đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch
thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa của truyền thuyết ấy như thế này: con  người  đã đặt tên cho  dòng   sông như nhà  thơ chọn  bút hiệu của mình, gửi gắm vào
sử.”

                              (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu hỏi:
1.    Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
2.    Gọi tên hai biện pháp tu từ và nêu hiệu
quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.


3.    Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình
bày ý nghĩa chi tiết “con người ở hai bên bờ đã nấu nước trăm
loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi”.